T7, 02 / 2017 5:06 sáng | helios

Để việc đi chợ trước cho cả tuần đạt được hiệu quả cao thì bạn cần phải biết cách lên thực đơn, chọn mua và bảo quản thực phẩm thật chuẩn cho từng buổi. Ưu điểm của việc đi chợ hàng tuần : – Không mất thời gian đi chợ hàng ngày. – Tiết kiệm […]

Để việc đi chợ trước cho cả tuần đạt được hiệu quả cao thì bạn cần phải biết cách lên thực đơn, chọn mua và bảo quản thực phẩm thật chuẩn cho từng buổi.

Ưu điểm của việc đi chợ hàng tuần :

– Không mất thời gian đi chợ hàng ngày.

– Tiết kiệm do mua số lượng nhiều.

– Không phải suy nghĩ xem hôm nay ăn gì.

– Sơ chế thức ăn một lần rất mệt nhưng mà các ngày khác nếu bạn bận đi làm thì lại không phải mất nhiều thời gian nấu nướng.

bi-quyet-di-cho-truoc-cho-ca-tuan

Những việc cần làm trước khi đi chợ:

– Bạn nên lên một thực đơn chi tiết cho cả tuần theo sáng, trưa, tối.

– Sau khi đã có được thực đơn chi tiết rồi thì hãy tính toán định lượng về mức rau, thịt của từng bữa ăn rồi cộng dồn vào xem hôm đó bạn sẽ cần mua những gì, bao nhiêu thịt, cá, rau và cần chuẩn bị những gia vị gì.

– Tốt nhất là nên đi chợ sớm để có thể chọn ra được những nguyên liệu thực sự tươi ngon. Bạn nên mua chỗ quen để nắm rõ được giá cả. Nếu như thường đi siêu thị, bạn sẽ biết được khu vực nào bán những thứ gì, điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Lưu ý là hãy chọn những thực phẩm tươi, ngon, và xem hạn sử dụng nếu có .

bi-quyet-di-cho-truoc-cho-ca-tuan

Sau khi đi chợ về, bạn cần làm như sau:

– Ưu tiên làm sạch cá, mực , tôm, chia riêng theo thành từng hộp, bỏ vào ngăn đá.

– Thái thịt bò ra, ướp một chút bột ngọt, muối rồi bỏ vào ngăn đá.

– Thịt lợn, gà rửa sạch bỏ vào hộp để ngăn đá.

– Các loại rau thì để vào khay đựng rau ở trong tủ lạnh.

– Sau đó bạn có thể dán menu của cả tuần lên phía trên cánh của tủ lạnh. Vậy là cả tuần bạn đã có thể yên tâm nấu nướng theo thực đơn mà không cần lo mua bán gì. Bạn cũng không cần phải mất quá nhiều thời gian để sơ chế các nguyên liệu.

Một số mẹo sơ chế và bảo quản thực phẩm hữu ích:

– Trang bị tủ lạnh và lò vi ba:

Đây là hai người bạn hỗ trợ đắc lực nhất cho việc dự trữ thực phẩm, Ngoài ra nên mua thêm nhiều các chai, lọ , hộp để đựng thực phẩm ở trong tủ lạnh.

bi-quyet-di-cho-truoc-cho-ca-tuan

– Ngũ cốc:

Đối với các loại này nên bảo quản gạo, mì, nui, phở, bún, …ở chỗ khô ráo thoáng mát và giữ tối đa trong vòng 2 tuần. Đối với các loại thường hay sử dụng như gạo thì bạn có thể đặt than đá ở trên nắp thùng chứa nhằm hút ẩm. Ngoài ra , sau mỗi đợt thay gạo thì nên phơi ráo các vật đựng.

– Chất béo:

Đối với dầu ăn sau khi đã mở nắp thì bạn nên sử dụng trong tầm 2 tuần, Nếu như nhà ít người thì bạn nên mua chai có dung tích nhỏ hoặc là trữ nhiều lọ bé để sang chiết. Bảo quản dầu ăn bằng việc đậy chặt nắp lại và đặt ở chỗ có ít sánh sáng, tránh tiếp xúc với không khí. Đối với mỡ đã rán thì nên cho vào hũ đậy kín và trữ ở trong tủ lạnh tối đa là 1 tuần. Không sử dụng dầu mỡ đã qua sử dụng.

– Các loại thịt , cá sau khi đã mua về thì phải cho vào ngăn đông lạnh ngay. Bạn chỉ nên rã đông một lần bằng lò viba. Nếu như chưa có lò này thì nên để thực phẩm vào hộp kín và đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.

– Nếu có thể thì bạn nên mua rau và trái cây tầm khoảng 2 lần/ tuần để đảm bảo được độ tươi ngon .

– Các loại rau lá như là cải xanh, dền thì chỉ nên giữ từ 1 tới 2 ngày bằng việc bỏ rễ , để ráo, cho vào túi nilon kín và xếp chúng vào ngăn đựng rau ở trong tủ lạnh.

– Rau quả như bầu, bí có thể bảo quản trong tầm từ 3-4 ngày. Bạn nên rửa sạch , để ráo chúng và cho chúng vào ngăn mát. Không nên giữ trong bao nylon bởi chúng rất dễ bị úng.

 

Bài viết cùng chuyên mục